Trích tác phẩm Liễu_Tông_Nguyên

Dịch Quân Tả, một học giả người Trung Quốc, giới thiệu:

Thơ Liễu Tông Nguyên: siêu việt, trần tục, thanh dật, nhàn đạm, rất gần với Đào Tiềm. Hai bài hay nhất của ông còn truyền là Giang Tuyết và bài Ngư ông.[10].

Thơ

Phiên âm Hán-Việt:Giang tuyếtThiên sơn điểu phi tuyệt,Vạn kính nhân tung diệt,Cô chu thôi lạp ông,Độc điếu hàn giang tuyết.Dịch nghĩa:Tuyết trên sôngGiữa ngàn non, chim bay bổng tuyệt mù trời.Trên vạn nẻo đường tắt, dấu vết người vắng hẳn.Thuyền lẻ loi có ông già mang nón lá áo tơi,Một mình ngồi câu trên dòng sông đầy tuyết lạnh.

Tản Đà dịch thơ:

Nghìn non mất bóng chim bay,Muôn con đường tắt dấu giày tuyệt không.Kìa ai câu tuyết bên sông,Áo tơi, nón lá, một ông thuyền chài.[11]
Tương Như dịch thơ:Nghìn non, bóng chim tắtMuôn nẻo, dấu người không.Thuyền đơn, ông tơi nón,Một mình câu tuyết sông.Huỳnh Minh Đức dịch thơ:Chim bay về núi xa xa,Lối mòn tuyết phủ, xóa nhòa dấu chân.Thuyền con ngư lão buông cần,Áo tơi, nón rách, một thân lạnh lùng.
Phiên âm Hán-Việt:Ngư ôngNgư ông dạ bạng tây nham túcHiểu cấp thanh Tương nhiên Sở trúc.Yên tiêu nhật xuất bất kiến nhân,Ái nãi[12] nhất thanh sơn thuỷ lục.Hồi khan thiên tế hạ trung lưu,Nham thượng vô tâm vân tương trục.Dịch nghĩa:Ông lão thuyền câuÔng lão thuyền câu ghé ngủ ở bên núi phía tây,Buổi sáng múc nước sông Tương nấu ăn bằng tre Sở.Khói tan, mặt trời lên, không trông thấy có ai.Chỉ nghe tiếng cái mái chèo đánh vào mạn thuyềnở giữa chốn non xanh nước biếc.Ngoãnh lại thấy trời cao ở giữa dòng sông.Đầu núi mấy đám mây vô tâm trôi lững lờ.Tản Đà dịch thơ:Thuyền câu ngủ ghé non tây,Dòng Tương, tre Sở sáng ngày nấu ăn,Khói tan trời nắng vắng tanh,Tiếng vang nước biếc non xanh một chèo.Xuôi dòng ngoảnh lại trời cao,Đầu non mấy đám mây theo lững lờ.[13]

Tản văn

Lời nói người bắt rắn

Lịch sử Văn học Trung Quốc tập 2 giới thiệu:Truyện ký của Liễu Tông Nguyên có bài Bổ xà giả thuyết (lời người bắt rắn), đã vạch trần hiện thực một cách trực tiếp và sắc bén...

Tóm lược đoạn đầu: Ở Vĩnh Châu có giống rắn lạ...cắn phải người, thì không có thuốc gì chữa nổi. Song giống rắn ấy lại chính là thứ thuốc quý. Cho nên nhà vua có lệ bắt dân gian mỗi năm phải hiến hai con, ai bắt được sẽ được miễn trừ thuế ruộng.

Trích bài:

Hỏi ra, thì nhà họ Trương nói: Ông tôi chết về nghề bắt rắn, cha tôi cũng chết về nghề bắt rắn. Tôi nối nghề mới có mười hai năm, cũng mấy lần suýt chết.Ta (tác giả) thương và hỏi rằng: Nhà ngươi có thật cho nghề bắt rắn là khổ không? Ta sẽ nói với quan trên cho nhà ngươi bỏ nghề ấy mà cứ nộp thuế ruộng như thường. Nhà ngươi tính sao?Người họ Trương vừa khóc vừa nói:Ông thương tôi, muốn cho tôi sống, thì ông để cho tôi làm nghề bắt rắn còn hơn...(bởi) cách sinh nhai trong làng mỗi ngày một quẫn bách.Người làng phải rút hết cả lợi hoa màu, vét hết cả của cải trong nhà để mà nộp thuế hết, thậm chí phải bỏ làng, bỏ xóm, đói khát, trôi dạt, chết đường, chết chợ biết bao nhiêu người...Tôi nhờ nghề bắt rắn mà còn đến bây giờ.(Ông có biết), những quan lại tàn ác về làm thuế làng tôi, xục hết đầu làng, cuối xóm, vơ vét đến cả con gà, con chó, khiến dân gian phải hãi hùng kinh sợ. Những lúc ấy, tôi được yên ăn no, ngủ yên.Tôi làm nghề bắt rắn, một năm sợ chết chỉ hai lần, ngoài ra thì vui vẻ, không lo thuế má, không đến nỗi như người trong làng, hết ngày này sang tháng khác, khốn khổ về quan lại tàn ác. Giá tôi có chết, so với người làng xóm, cũng chậm hơn...

Ta nghe câu chuyện, lại càng thương lắm. Xưa Khổng Tử nói: "Chính sách hà khắc độc hơn hổ dữ", ta vẫn ngờ, bây giờ xem truyện họ Trương mới cho là thật. Than ôi, các quan lại tàn ác làm thuế ở dân gian dữ hơn rắn độc, cho nên nói ra đây để người xem xét phong tục thấu được tình cảnh đau khổ của dân.[14]

Và bài Tiễn người đi làm quan.

Trích:

Tiết Tồn Nghĩa, người Hà Đông sắp đi làm quan. Ông Liễu Tông Nguyên làm tiệc tiễn hành ở bờ sông, rót chén rượu mời bạn rồi nói rằng:

Phàm làm quan ở hạt nào, phải biết chức phận của mình là người làm việc cho dân, chứ không phải sai dân làm việc cho mình. Dân ở trong hạt đã chịu nộp thuế, để lấy tiền thuê quan giữ sự công bình cho dân, mà nay ngán thay, thiên hạ ra làm quan, tiền thuế của dân thì biết lấy cả, còn công việc của dân thì trễ biếng, thường khi dụng tâm ăn cắp của dân nữa.Giả sử ta đây thuê một người làm việc trong nhà, nó đã lấy tiền thuê mà lười không làm việc, lại còn ăn cắp… thì tất ta phải giận mà trách phạt nó và đuổi nó đi. Bây giờ, làm quan như thế nhiều, mà dân không dám nổi giận trách phạt và đuổi đi là tại làm sao?...[15]